Công nghệ thông tin - Kỹ sư

Ngành Công nghệ thông tin - Kỹ sư

Đào tạo kỹ sư ngành CNTT có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

I. Thông tin tổng quát

  • Mã ngành đào tạo: 7480201

  • Chỉ tiêu: 320

  • Trình độ đào tạo: Đại học

  • Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

  • Đối tượng tuyển sinh:

    Học sinh đã tốt nghiệp THPT

  • Thời gian đào tạo: 4.5 năm (9 học kỳ)

  • Điều kiện tốt nghiệp:

    Sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
    - Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo đạt 160 tín chỉ;
    - Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên;
    - Đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
    - Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất.
    - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

II. Tổ hợp xét tuyển

1. Tổ hợp xét theo điểm thi THPT

TT Tổ hợp Mã Tổ hợp
1 Toán, Vật lý, Hóa học A00
2 Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
3 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh D01
4 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh D90

2. Tổ hợp xét theo kết quả học tập THPT (Học bạ)

TT Tổ hợp Mã Tổ hợp
1 Toán, Vật lý, Hóa học A00
2 Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
3 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh D01
4 Toán, Hóa học, Tiếng Anh D07

III. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình:

1. Mục tiêu

Đào tạo kỹ sư ngành CNTT có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng đào tạo những kỹ sư ngành CNTT:
PO1. Có đạo đức tốt và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, cộng đồng;
PO2. Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và sử dụng ngoại ngữ phục vụ học tập và phát triển nghề nghiệp;
PO3. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức toàn diện, chuyên sâu và tiên tiến về lĩnh vực CNTT;
PO4. Có khả năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và đưa ra những đề xuất, kết luận mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực CNTT.

2. Chuẩn đầu ra

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành CNTT có khả năng:
PLO1. Có đạo đức, trách nhiệm đối với nghề nghiệp và cộng đồng;
PI1.1 Trung thực đối với công việc
PI1.2 Có trách nhiệm đối với công việc và cộng đồng
PI1.3 Tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn trong khi thực hiện công việc
PLO2. Giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả;
PI2.1 Trình bày, thuyết trình các vấn đề hiệu quả
PI2.2 Soạn thảo văn bản, báo cáo có cấu trúc đúng quy định
PI2.3 Làm việc nhóm hiệu quả
PLO3. Có tư duy phản biện, sáng tạo, khởi nghiệp;
PI3.1 Nhận xét, đánh giá được báo cáo khoa học
PI3.2 Đề xuất được giải pháp công nghệ thông tin ứng với thực tiễn
PI3.3 Xây dựng được đề án khởi nghiệp
PLO4. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trong lĩnh vực CNTT;
PI4.1 Sử dụng được Ngoại ngữ để trình bày các vấn đề trong lĩnh vực CNTT
PI4.2 Đạt chuẩn Ngoại ngữ tương đương chuẩn B2. Trường hợp sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Toeic, yêu cầu tối thiểu 600
PLO5. Vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, CNTT để giải quyết các vấn đề cơ bản;
PI5.1 Vận dụng được các kiến thức về KHTN, CNTT để giải quyết các bài toán ứng dụng CNTT
PI5.2 Vận dụng được các kiến thức về KHXH vào trong công việc thực tế
PLO6. Thiết kế, phát triển được các sản phẩm CNTT cơ bản;
PI6.1 Sử dụng thành thạo một số phương pháp, ngôn ngữ lập trình phổ biến
PI6.2 Phân tích và thiết kế hệ thống hoàn chỉnh cho sản phẩm phần mềm vừa và nhỏ
PI6.3 Xây dựng và quản trị được một CSDL hoàn chỉnh cho một phần mềm ứng dụng
● Đối với định hướng chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm:
PLO7b. Có khả năng phân tích và áp dụng các quy trình, kỹ thuật, công cụ phát triển phần mềm;
PI7b.1 Áp dụng được các quy trình, tiêu chuẩn trong quy trình phát triển phần mềm
PI7b.2 Thiết kế được kiến trúc các hệ thống phần mềm
PI7b.3 Lựa chọn được công nghệ, công cụ, thuật toán phù hợp
PLO8b. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thực hiện dự án CNTT;
PI8b.1 Lập được kế hoạch dự án CNTT
PI8b.2 Tổ chức, quản lý được các dự án CNTT
PI8b.3 Tổng kết, đánh giá được các dự án CNTT
● Đối với định hướng chuyên ngành Hệ thống nhúng và Iot:
PLO7b. Có khả năng thiết kế, xây dựng, triển khai phần cứng, phần mềm, các sản phẩm, giải pháp thông minh và tự động hóa.
PI7b.1 Có khả năng sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình và ứng dụng các phần mềm
PI7b.2 Đề xuất ý tưởng, tính toán, thiết kế phần cứng, lập trình cho hệ thống thông minh, tự động hóa đáp ứng các yêu cầu đặt ra
PLO8b. Có khả năng khắc phục các sự cố liên quan đến, mạch điện tử, các hệ thống nhúng, hệ thống thông minh, tự động hóa.
PI8b.1. Xác định được các sự cố liên quan đến các thiết bị điện tử và thiết bị tự động hóa
PI8b.2. Áp dụng một cách linh hoạt các giải pháp thay thế và cải tiến liên quan thiết bị điện tử, hệ thống nhúng và hệ thống thông minh.
● Đối với định hướng chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện:
PLO7c. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các sản phẩm truyền thông đa phương tiện;
PI7c.1. Thiết kế ý tưởng, xây dựng sản phẩm quảng cáo truyền thông;
PI7c.2. Biên tập phim kỹ thuật số, phim hoạt hình;
PI7c.3. Thiết kế được giao diện sản phẩm
PLO8c. Tham gia xây dựng dự án truyền thông đa phương tiện;
PI8c.1: Thiết kế đồ họa cho dự án truyền thông đa phương tiện.
PI8c.2: Tham gia tổ chức thực hiện dự án truyền thông đa phương tiện.

IV. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học

Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT ngành CNTT có thể làm việc ở các vị trí:
-. Chuyên viên, tư vấn hoặc nhà quản lý IT trong cơ quan, doanh nghiệp
-. Phát triển, phân tích, thiết kế hoặc quản lý dự án phát triển phần mềm
-. Lập trình phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (Smartphone, Tablet, …), các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, nhà thông minh.
-. Khởi nghiệp và nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin.

a. Định hướng chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm (và chương trình toàn cầu)
- Phát triển, phân tích, thiết kế hoặc quản lý dự án phát triển phần mềm;
- Kiểm thử;
- Quản trị hệ thống và cơ sở dữ liệu;
- Thiết kế, xây dựng và quản trị website;
b. Định hướng chuyên ngành Hệ thống nhúng và IoT
- Lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (Smartphone, Tablet,…), các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, nhà thông minh.
- Thiết kế, phát triển hệ thống phần cứng, chip, vi mạch, mạch điện - điện tử, mạch điều khiển, …
- Thiết kế, phát triển các phần mềm ứng dụng IoT, học máy, xử lý dữ liệu và các lĩnh vực liên quan khác.
c. Định hướng chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện
- Thiết kế và xây dựng Game, Website;
- Quản lý, biên tập và xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim kỹ thuật số, nội dung báo chí, ấn phẩm truyền thông,…
- Thiết kế và xây dựng phim hoạt hình, đồ họa, mô phỏng
- Khởi nghiệp liên quan đến các dự án truyền thông đa phương tiện
d. Định hướng chuyên ngành Mạng và an toàn thông tin
Sinh viên tốt nghiệp từ CTĐT chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin, ngành Công nghệ thông tin có thể làm các công việc:
- Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các cơ quan và doanh nghiệp, các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu (Data Center), các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
- Chuyên viên thiết kế, thi công các hệ thống mạng máy tính an toàn, hiệu quả, thông minh cho các cơ quan, doanh nghiệp.
- Chuyên viên giám sát thi công hệ thống mạng máy tính.
- Chuyên viên lập trình, phát triển phần mềm, ứng dụng mạng trên nhiều nền tảng khác nhau.
- Chuyên viên an ninh mạng trong các cơ quan, doanh nghiệp.
- Chuyên gia quản trị bảo mật máy chủ, mạng và cơ sở dữ liệu.
- Chuyên gia phân tích hệ thống thông tin.
- Chuyên gia rà soát lỗ hổng và xử lý an toàn thông tin.
- Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng an toàn thông tin
e. Chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin - chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật số có cơ hội làm việc ở các vị trí như sau:
- Chuyên viên CNTT làm việc tại các đơn vị, bộ phận chuyên về CNTT, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT;
- Chuyên viên Thiết kế đồ họa nhận diện thương hiệu làm việc trong các doanh nghiệp liên quan mỹ thuật như thiết kế quảng cáo, truyền thông;
- Chuyên viên Thiết kế minh họa truyện, sách báo, làm việc trong các công ty, cơ quan, tổ chức xuất bản sách báo, tạp chí;
- Chuyên viên Thiết kế nhân vật hoạt hình, nhân vật game;
- Chuyên viên Thiết kế giao diện website;
- Chuyên viên Thiết kế đồ hoạ chuyển động Video, Motion graphic, Trailer quảng cáo, xử lý hiệu ứng mỹ thuật trong các cơ quan truyền thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện;
- Khởi nghiệp và nghiên cứu phát triển các dự án liên quan đến Thiết kế mỹ thuật số phục vụ đời sống xã hội.
Khả năng học tập sau đại học
Sau khi tốt nghiệp từ CTĐT ngành CNTT, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng để có thể tiếp tục học tập ở các bậc đào tạo cao hơn.

Mọi thắc mắc về thông tin tuyển sinh của VKU, mời thí sinh và phụ huynh liên lạc trực tiếp

Thông tin Tuyển sinh 2024

1500 Chỉ tiêu
16 Ngành/Chuyên ngành
5 Phương thức tuyển sinh
100% Sinh viên có việc làm khi ra trường

Trải nghiệm Sinh viên VKU

TỰ HÀO LÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP QUỐC TẾ HÀNG ĐẦU VỀ ĐÀO TẠO,
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG VÀ KINH TẾ SỐ CỦA MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC